Nhà mái bằng là nhà có kiến trúc được xây dựng phổ biến ở nước ta, với thiết kế mái bằng được lợp tôn hoặc đổ bê tông. Kiểu nhà này thường thấy ở khắp mọi nơi, từ mặt phố hiện đại ở thành thị cho đến vùng nông thôn. Nhà mái bằng luôn mang lại vẻ đẹp sang trọng, nét hiện đại rất riêng. Tuy nhiên, sau một thời gian sinh sống thì ngôi nhà mái bằng cũng có sự xuống cấp nhất định không tránh khỏi và việc cải tạo nhà ở lại là vô cùng cấp thiết. Để đạt được hiệu quả tốt nhất trước khi cải tạo nhà mái bằng, bạn hãy tham khảo qua những kinh nghiệm hữu ích sau đây từ Công ty thiết kế nội thất AnKhoa Design.

cai-tao-nha-mai-bang

Cải tạo nhà mái bằng

1. Đặc điểm của nhà mái bằng

Nhược điểm nhà mái bằng là có trọng lượng rất lớn, gây nhiều áp lực lên hệ thống chịu lực móng nhà nên thường khi cải tạo sửa chữa phải gia cố lại phần này thật kỹ lưỡng. Nhà mái bằng có tình trạng dễ bị thấm tạo vết loang lổ trên tường, làm tường xấu đi trông thấy, lâu ngày không còn đảm bảo công năng sử dụng tối ưu nữa. Trong khi đó thì sửa chữa chống thấm lại rất vất vả, khó khăn. Nhà mái bằng có diện tích tiếp xúc mặt sàn lớn nên dễ bị thấm bởi sự co giãn trong các lớp vật liệu khi thời tiết biến đổi thất thường. Khi trời mưa, nhà mái bằng với đặc trưng là độ dốc nhỏ gây tồn đọng lại lá cây, cát bụi cản trở dòng chảy, khó thoát nước.

dac-diem-nha-mai-bang

Đặc điểm của nhà mái bằng

2. Cải tạo kết cấu nhà mái bằng

Đầu tiên, bạn cần biết được hệ thống mái bằng của nhà mình được cấu trúc ra sao. Cụ thể, nó sẽ gồm có 4 thành phần cơ bản gồm kết cấu chịu lực, tạo độ dốc, chống thấm và cách nhiệt.

Trong đó các thành phần có những yếu tố sau:

Lớp cấu trúc chịu lực

Kết cấu chịu lực ở phần mái bằng ngôi nhà có tác dụng điển hình theo như tên gọi của nó, với vai trò chịu lực chính cho mái nhà. Nó được đúc từ bê tông nguyên khối với cốt thép hay bê tông cốt thép lắp ghép sẵn. Để hoàn thiện được lớp kết cấu này, yêu cầu đòi hỏi cần thi công đúng kỹ thuật, phần cấu tạo viền mái hay tiêu thoát nước đều cần đảm bảo chức năng hiệu quả.

Lớp tạo nghiêng dốc

Tiếp đến là lớp tạo độ dốc áp lên trên lớp chịu lực. Nó có vai trò để tạo nên độ dốc đạt mức cần thiết cho phần mái. Với cấu tạo từ bê tông gạch vỡ, bê tông đá dăm hoặc loại bê tông xỉ. Tác dụng của lớp tạo dốc là tạo điều kiện thuận lợi để nước thông thoát, cát bụi không tồn đọng lại trên mái nhà.

Bên cạnh đó, trong quá trình cải tạo nhà mái bằng cũ, bạn cũng có thể biến hóa linh hoạt lớp tạo dốc thông qua việc kết hợp với mái truyền thống. Từ đó tạo nên vẻ ngoài vô cùng mới lạ, độc đáo khi nhìn vào.

Cai-tao-ket-cau-nha-mai-bang

Cải tạo kết cấu nhà mái bằng tối ưu

Lớp bảo vệ chống thấm

Lợi ích của lớp chống ngấm trên phần mái là để chống tình trạng nước mưa bị ngấm vào mái nhà, vị trí được đặt kề bên trên lớp tạo dốc. Kèm theo đó, phần này còn có nhiệm vụ gia tăng độ cứng cáp, vững chắc cho phần mái của ngôi nhà.

Lớp cách nhiệt, chống nóng

Trong thiết kế thi công cải tạo các ngôi nhà mái bằng, lớp cách nhiệt đảm nhiệm vai trò tản nhiệt hấp thụ vào nhà. Với điều kiện thời tiết nhiệt đới gió mùa khô hanh nắng nóng đặc trưng ở nước ta thì lớp này giữ vai trò vô cùng quan trọng, giúp không gian sống trở nên mát mẻ, dễ chịu.

3. Cải tạo chống nóng cho ngôi nhà mái bằng

Sử dụng lớp đệm rỗng hoặc mút xốp để cách nhiệt

Nếu ngôi nhà mái bằng của bạn được lợp tôn giả ngói, bạn hãy sử dụng những tấm panel để lên trên các hàng gạch xây. Sau đó lát thêm lớp gạch rỗng trong có dạng hình chữ U hay chữ A hoặc thay thế bằng gạch gốm có thiết kế khe thoát nhiệt. Hãy thiết kế với cao độ đáp ứng, đảm bảo độ thông thoáng để loại bỏ tình trạng không khí trong nhà bí bách không được lưu thông.

Ốp gạch gốm hoặc gạch Ceramic lên mái bằng

Dùng những vật liệu gạch thông dụng như gạch gốm, gạch Ceramic cũng được đánh giá là giải pháp cách nhiệt hữu hiệu. Nó có vai trò làm cho lớp sàn tăng thêm độ dày, từ đó dẫn đến nhiệt dẫn truyền xuống mái nhà sẽ tiết giảm bớt đi nhiều.

cai-tao-chong-nong-nha-mai-bang

Cải tạo chống nóng cho nhà mái bằng hiệu quả

Sử dụng lớp bê tông bọt trải lên sàn

Phương án tiếp theo để chống nắng cho ngôi nhà mái bằng của bạn khi cải tạo là bê tông bọt hay thường gọi với cái tên quen thuộc hơn là bê tông nhẹ. Ưu điểm của vật liệu bê tông nhẹ là khó bị thoái hóa, độ bền cao, cách nhiệt hiệu quả, tối ưu về lâu về dài,…

Bố trí mảng cây xanh

Đây được đánh giá là giải pháp dễ thực hiện, giá cả phù hợp nhất để cách nhiệt cho ngôi nhà mái bằng của bạn. Bạn có thể tận dụng khoảng không gian trên tầng thượng để biến hoá thành khu vườn nhỏ với tràn ngập các loại cây xanh phủ bóng, rau củ quả hoặc những loài hoa. Phương án này vừa đem lại tác dụng chống nắng, đồng thời cũng tạo nên không gian xanh mát, bầu không khí tươi xinh cho gia đình.

4. Cải tạo ngôi nhà mái bằng hợp phong thủy

Phong thủy trong hoạt động xây dựng, cải tạo nhà ở tương ứng với ngũ hành, trong đó mái nhà được chia ra thành 5 thể loại chính:

  • Mái kiểu vút cao thuộc cung Mộc
  • Thiết kế mái hình tròn tương ứng cung Kim
  • Cung Thổ ứng với mái bằng
  • Nhà có mái uốn cong lượn sóng thì thuộc cung Thủy
  • Nhà mái nhọn chính là hiện thân cho cung Hỏa

phong-thuy-trong-cai-tao-nha-mai-bang

Yếu tố phù hợp phong thuỷ khi cải tạo nhà mái bằng

Để cải tạo lại ngôi nhà mái bằng cũ hợp theo phong thủy, thì cần xác định kiểu nhà này thuộc vào cung Thổ, tương hợp với người mệnh Thổ hay mệnh Kim. Cùng với đó nó xung khắc với các bản mệnh Thủy (nước), Mộc (gỗ). Ban nên xác định mệnh của mình để cân nhắc lối thiết kế, cải tạo ngôi nhà mái bằng để mang đến tài lộc, may mắn và sức khỏe, bình an cho các thành viên sinh sống trong gia đình.

Trên đây là nội dung gửi đến bạn đọc về cách cải tạo nhà mái bằng hợp lý tối ưu. Mong rằng những thông tin trong bài đã giúp cho bạn có được thêm những kiến thức, hiểu biết để cải tạo ngôi nhà mái bằng của mình đáp ứng nhu cầu như ý. Nếu bạn cảm thấy nội dung này có thể hữu ích với bạn bè, người thân của mình cũng có mong muốn sửa nhà thì nhờ bạn lan toả thêm giá trị của bài viết hữu ích này.

Click to rate this post!
[Total: 4 Average: 5]