Nẹp phào chỉ hay còn gọi là len tường, thường được sử dụng cho sàn nhựa, tường, trần nhà. Với nhiều tính năng, ưu điểm nổi bật.
Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về lợi ích, ứng dụng, báo giá và lưu ý khi sử dụng, chọn mua loại nẹp phào chỉ này nhé.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xin giới thiệu đến bạn TOP 8 loại nẹp chỉ phào sàn nhựa được ưa chuộng hiện nay nhé.
Kích thước, quy cách của nẹp phào chỉ
Phào chỉ cho sàn nhựa thường có kích thước:
Dài 2400mm, cao 92.5mm, dày 1.5mm.
Dài 2400mm, cao 80mm, dày 1.5mm.
Lợi ích khi sử dụng nẹp chỉ phào sàn nhựa
Nẹp chỉ phào sàn nhựa mang lại nhiều công dụng, lợi ích vượt trội cho không gian nội thất.
- Chúng tạo điểm nhấn, mang lại không gian đẹp, sang trọng. Phù hợp với nhiều phong cách thiết kế từ cổ điển cho đến hiện đại.
- Dễ dàng lau chùi, dọn dẹp vệ sinh cũng là một điểm nhấn cho không gian nơi đây.
- Đảm bảo an toàn môi trường và sức khỏe người sử dụng.
- Dễ dàng lắp đặt, thi công, tháo dỡ, bảo trì cũng là một ưu điểm nổi bật của nẹp chỉ phào cho sàn nhựa.
- Khả năng không chị thấm nước, chống ẩm vượt trội giúp chúng được nhiều người yêu thích.
- Ngoài ra, nẹp phào chỉ còn không bị biến dạng, cong vênh, mối mọt hay bạc màu.
- Lắp đặt được ở nhiều vị trí khác nhau.
Ứng dụng của nẹp chỉ phào sàn nhựa
Sản phẩm này được dùng cho nhiều công trình nội thất khác nhau. Như trang trí chân tường, trần nhà, ốp tường, nẹp tường, cầu thang, trang trí cho nhà ở, chung cư, văn phòng, xưởng,…
Bạn còn có thể sử dụng phào chân tường để chống nấm mốc hoặc che khuyết điểm của tường.
Tạo điểm nhấn và trang trí tường, trần nhà và cầu thang cũng là một ý tưởng không tồi.
8 loại nẹp chỉ phào sàn nhựa phổ biến trong thiết kế hiện nay
Có rất nhiều loại nẹp chỉ phào được dùng cho sàn nhựa với nhiều cấu tạo và mẫu mã khác nhau. Những loại tiêu biểu, được ưa chuộng nhiều trên thị trường hiện nay gồm có: phào thạch cao, phào gỗ, hợp kim, phào nhựa PU, PS, PVC, nhựa mềm,…
Phào chỉ chân tường làm bằng thạch cao
Cấu tạo: Phào được làm bằng thạch cao là loại truyền thống nhất. Được cấu tạo từ gỗ, thạch cao, vữa xi măng và một số chất phụ gia khác. Ngày nay, còn được thêm vào những sợi thủy tinh để cải tiến chất lượng tốt hơn.
Ưu điểm: sở hữu nhiều tính năng tốt như: cách âm, cách nhiệt, chống cháy khá tốt. Bên cạnh đó, độ bền cao và tính thẩm mỹ vượt trội cũng là một điểm mạnh của loại phào này.
Nhược điểm: Phào chỉ thạch cao sẽ bị ố màu vàng, biến dạng hoặc hư hỏng khi sử dụng trong môi trường ẩm ướt. Bên cạnh đó, loại phào chỉ này còn sẽ bị nứt, cong vênh, co ngót khi thời tiết nóng hoặc nhiệt độ cao.
Ngoài ra, loại này còn có mẫu mã và màu sắc ít đa dạng, khó thi công và tốn nhiều thời gian.
Phào chỉ chân tường bằng gỗ
Cấu tạo: Có 2 loại là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Loại được sử dụng phổ biến hiện nay là gỗ công nghiệp MDF. Với bề mặt được phủ Laminate vân gỗ, đa dạng về màu sắc và mẫu mã.
Ưu điểm: Loại này có nhiều mẫu mã đẹp, tính thẩm mỹ cao và dễ kết hợp với các vật liệu nội thất khác trong ngôi nhà. Đặc biệt, loại phào này rất dày dặn, chắc chắn, dễ cắt mòi, cắt góc đẹp. Nên dễ dàng thi công, tiết kiệm chi phí cho gia chủ.
Nhược điểm: Phào chỉ bằng gỗ sẽ bị trương nở, mối mọt, cong vênh khi gặp các điều kiện thời tiết xấu như nóng ẩm, nắng gắt, mưa thất thường của Việt Nam.
Ứng dụng: Sử dụng phào chân tường bằng gỗ có thể che các khe hở giữa sàn và chân tường. Nhằm tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ chân tường khỏi bong tróc. Cũng có thể sử dụng loại phào này để che chắn đường dây điện.
Phào chân tường được cấu tạo từ hợp kim
Cấu tạo: Chủ yếu được cấu tạo bởi hợp kim nhôm mạ. Sở hữu nhiều màu sắc đẹp, nổi bật như: vàng bóng mờ, nhôm, inox, trắng cao su, màu cát đen, sâm banh mờ,…
Ưu điểm: Loại phào chân tường này có độ bền cao, khả năng chống ẩm, chống cháy tốt. Không bị co ngót, cong vênh và đa dạng màu sắc.
Nhược điểm: khả năng bị oxy hóa, ẩm mốc cao nếu bạn dùng loại kém chất lượng. Bên cạnh đó, loại phào chỉ này rất khó thi công nên giá thi công khá cao.
Nẹp chỉ phào chân tường bằng nhựa
Cấu tạo: Phủ film vân gỗ và phủ sơn chống xước lên bề mặt. Bề mặt còn được thiết kế soi rãnh giống gỗ tự nhiên. Giúp tăng tối đa tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó,lớp lõi được cấu thành từ bột nhựa kết hợp với bột đá và phụ gia, tạo độ cứng cáp và ổn định cho thanh phào.
Ưu điểm: Loại nẹp chỉ phào chân tường này có tính thẩm mỹ cao, nhiều màu sắc tự nhiên. Khả năng chống mối mọt, chống xước, chống nước, chống ẩm, chống bám bụi tốt. Giá rẻ, thi công nhanh chóng, phù hợp với nhiều loại sàn cũng là một điểm mạnh của sản phẩm.
Nhược điểm: Mỏng hơn nẹp bằng gỗ nên trông không chắc chắn bằng. Bên cạnh đó, loại này còn dễ bị gãy khi va đập mạnh.
Nẹp chỉ phào chân tường bằng nhựa mềm
Cấu tạo: Loại này được cấu tạo từ nhựa PVC, thường được nhập khẩu từ Thái Lan, Nhật hay Đài Loan. Có nhiều tên gọi khác nhau như: phào chân tường nhựa mềm, len chân tường nhựa PVC, phào chỉ chân tường nhựa dẻo, len nhựa dẻo skirting.
Ưu điểm: Thi công nhanh chóng, thân thiện với môi trường. Khả năng chống cháy, chống nước, chống ẩm mốc, chống mài mòn tốt. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có nhiều mẫu đẹp và an toàn với môi trường.
Ứng dụng: thường được dùng để trang trí cho các loại sàn sang trọng như: sàn gỗ, thảm, sàn vinyl trong các nhà hàng, khách sạn cao cấp.
Phào chỉ chân tường bằng nhựa PS
Cấu tạo: đây là loại được sản xuất bằng công nghệ hiện đại nhất ngày nay. Với cấu tạo từ nhựa Polystiren (viết tắt là PS). Là một loại nhựa dẻo với các đặc tính: cứng, trong suốt, không mùi, không màu.
Ưu điểm: loại phào chỉ này rất dễ tạo màu và tạo kiểu nên có rất nhiều mẫu đẹp, sang trọng. Phào chân tường PS chịu được lực va đập rất tốt. Chống được mối mọt, nước và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra, loại này còn rất nhẹ, bền màu, không mùi và an toàn cho sức khỏe người dùng.
Nhược điểm: khó bả sơn, xử lý mối nối và không thể cắt ghép nên khó thi công. Bên cạnh đó, còn không có phiên bản lớn.
Phào chỉ sàn nhựa bằng PU
Cấu tạo: Phào PU được sản xuất bằng vật liệu PolyUrethane. Đây là vật liệu thường được dùng để sản xuất ghế bọt, lớp lót thảm, sợi tổng hợp, lớp phủ bề mặt, chất trám bề mặt và cao su có độ đàn hồi cao.
Ưu điểm: Nẹp chỉ phào PU có độ bền cao, chống ẩm mốc, chống nước, cách nhiệt, chống dẫn điện tốt. Bên cạnh đó, phào PU còn bền màu, chống mối mọt, dễ sáng tạo và thi công. Ngoài ra, phào PU còn nhẹ, dẻo, mềm hơn phào PS.
Nhược điểm: phào PU thi công tốn thời gian hơn phào PS và có giá đắt hơn phào PS.
Ứng dụng: Dùng để trang trí, nẹp trần, làm khung ảnh, khung gương, cửa tủ hay phào hắt trong hệ thống chiếu sáng,…
Phân biệt nhựa nẹp phào chỉ nhựa PU và nẹp phào chỉ nhựa PS
Đặc điểm | Phào chỉ nhựa PU | Phào chỉ nhựa PS |
Chất liệu | PolyUrethane | Polystiren |
Tính chất | Nhựa mềm | Nhựa cứng |
Vị trí lắp đặt | phào cổ trần, mâm trần, uốn cột, hoa góc… | lưng và chân tường |
Trọng lượng | Nhẹ hơn | Nặng hơn |
Tác động vật lý | Mềm hơn, có tính uốn dẻo | Chắc chắn hơn, chịu va đập cao |
Không gian sử dụng | Cổ điển hoặc tân cổ điển, không gian có hình vòm, cột trụ… | Hiện đại, không gian phẳng, không gồ ghề |
Mức độ khi thi công | Phức tạp hơn | Đơn giản hơn |
Chi phí, giá thành xây dựng | Cao hơn | Thấp hơn |
Đa dạng mẫu mã | Có | Có |
Thân thiện môi trường | Có | Có |
Chống ẩm, mối mọt | Có khả năng | Có khả năng |
Độ bền | Lâu dài | Lâu dài |
Xem thêm về các mẫu phào chỉ được khách hàng ưa chuộng nhất năm 2020 tại đây.
Bảng báo giá nẹp chỉ phào sàn nhựa năm 2020
STT | Loại phào | Đơn giá |
1 | Phào lưng tường PS 6 – 8,5cm | 40.000 – 58.000/ m |
2 | Phào lưng tường PS 2,5 – 4cm | 15.000 – 25.000/m |
3 | Phào lưng tường trơn PU 2,5 – 10cm | 43.000 – 111.000 / cây (2,44m) |
4 | Phào lưng tường hoa văn PU 4 – 10 cm | 43.000 – 102.000 / cây (2,44m) |
5 | Phào lưng tường hoa văn PU 15 – 17 cm | 129.000 – 154.000/ cây (2,44) |
Hướng dẫn thi công các loại nẹp chỉ phào cho sàn nhựa
Sau đây là 5 bước thi công phào nhựa, gỗ cho sàn nhựa.
Bước 1: chuẩn bị vật liệu gồm máy bắn đinh, đinh ghim, đinh bê tông, búa, máy cắt, máy cưa, thước, bút chì và đồ bảo hộ.
Bước 2: sử dụng thước đo chiều dài bức tường và kiểm tra xem 2 bức tường có vuông góc không. Từ đó, đưa ra phương án thi công chính xác.
Bước 3: Lấy bút chì đánh dấu lên thân phào trước và sử dụng máy cắt phào các góc 45 độ hoặc cắt ngược 90 độ. Để đảm bảo sự tiếp xúc góc phào trong, ngoài chính xác.
Bước 4: dùng súng bắn đinh hoặc búa để ghim phào vào tường. Lưu ý chọn đinh phải đảm bảo đủ dài để chắc chắn, tránh vỡ tường, vỡ phào và nhất định không để dư đầu đinh.
Bước 5: bơm keo che kín các vết hở, các điểm tiếp xúc giữa góc phào, giữa hai thanh phào với nhau và khe hở phào với chân tường.
Bước 6: Vệ sinh sạch sẽ các vết bẩn, dọn dẹp nơi thi công.
Lưu ý: luôn kiểm tra xem phào và chân tường có thẳng không để đưa ra phương án giải quyết kịp thời.
Bí quyết lựa chọn nẹp chỉ phào chân tường cho sàn nhựa đẹp nhất
Nếu bạn cần loại phào có nhiều mẫu mã, màu sắc đẹp mà giá lại rẻ. Thì hãy chọn phào chân tường bằng nhựa, bằng gỗ.
Nếu bạn cần loại bền, đẹp thì còn phào chỉ PS. Tuy nhiên, loại này có ít mẫu mã và giá cao.
Nếu bạn dùng cho các khu biệt thự, khách sạn, văn phòng cao cấp. Cần tôn lên sự sang trọng, độc đáo của không gian thì nên chọn loại phào bằng nhựa mềm PVC hoặc PU.
Với màu sắc của nẹp phào chỉ, bạn nên chọn màu trùng hoặc đối nghịch với màu chủ đạo. Cũng có thể chọn màu phào chỉ theo tông màu thứ sinh.
Lưu ý khi chọn mua nẹp chỉ phào chân tường cho sàn nhựa
Khi chọn mua len chân tường, bạn cần phải biết chính xác nhu cầu, mục đích của bản thân để chọn được sản phẩm phù hợp.
Bên cạnh đó, mua ở cửa hàng, địa chỉ uy tín cũng rất quan trọng. Bởi đó là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm bây giờ và chế độ bảo hành sau này.
Địa chỉ mua nẹp phào chỉ sàn nhựa nào uy tín?
Nếu nói về địa chỉ uy tín bán nẹp chỉ phào sàn nhựa tại Đà Nẵng thì phải nói đến Phát Bình Minh. Đây là công ty lâu năm chuyên bán các sản phẩm trang trí nội thất như: nẹp phào chỉ, lam nhựa giả gỗ, sàn gỗ công, sàn nhựa, tranh dán tường, cỏ nhân tạo,…
Và ngoài bán sản phẩm, Bình Minh còn cung cấp dịch vụ thi công với đội ngũ lành nghề, giàu kinh nghiệm.
Chế độ bảo hành, hậu mãi tại công ty cũng rất tốt. Giúp bạn yên tâm khi sử dụng.
Liên hệ với Nội thất Bình Minh qua hotline: 0966 625 852 để được tư vấn chi tiết.