Tết trung thu là một ngày lễ đặc biệt dành cho các bé thiếu nhi được tổ chức hằng năm vào đêm trăng rằm tháng 8.

Tuy nhiên, mọi người có biết nguồn gốc ra đời cũng như ý nghĩa của ngày tết trung thu? Hay ngoài tên gọi tết trung thu còn có tên gọi gì khác? Mọi người thường làm gì trong ngày trung thu?

Còn chờ gì nữa, hãy cùng nội thất Phát Bình Minh khám phá những điều bạn chưa biết về tết trung thu nhé!

Tết trung thu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày trung thu.

Tết trung thu là một ngày lễ hằng năm diễn ra trong khoảng thời gian từ 14 – 16 của tháng 8 âm lịch. Đây là ngày mà trăng sẽ tròn và sáng nhất trong 1 năm.

tet-trung-thu-01

Tết trung thu có từ đâu? Tết trung thu được du nhập vào Việt Nam trong thời kì bị Trung Quốc đô hộ. Đây là một nghi lễ của người Trung Quốc được diễn ra nhằm tôn vinh, tưởng nhớ những chiến công cuộc khởi nghĩa chống Nguyên Mông, đồng thời cũng như một lễ hội ăn mừng một mùa thu hoạch bội thu. Vào ngày đó, mọi người sẽ quây quần bên nhau ca hát dưới ánh trăng tròn.

tet-trung-thu-02

Vào ngày đó mọi người sẽ cùng bên nhau thưởng thức món bánh trung thu và cùng chia sẻ nhau những điều trong cuộc sống cho nên đây cũng có thể gọi là tết đoàn viên.

Tết trung thu năm nay vào ngày mấy dương lịch?

Vẫn như mọi năm thì tết trung thu vẫn sẽ diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Tuy nhiên giới trẻ hiện nay lại thường ít sử dụng lịch âm để xem thời gian. Vậy thì tết trung thu năm nay sẽ diễn ra vào ngày mấy dương lịch. Năm nay rằm trung thu sẽ diễn ra vào thứ 7 ngày 10 tháng 9 năm 2022.

tet-trung-thu-03

Từ giờ cho đến tết trung thu cũng không còn xa, mọi người hãy nhanh tay để chuẩn bị những thứ cần thiết nhất để cùng đón một cái tết trung thu vui vẻ, ấm áp bên cạnh người thân và bạn bè.

Tết trung thu còn được gọi là gì?

Có lẽ mọi người sẽ cảm thấy quen thuộc với cái tên gọi “tet trung thu”. Tuy nhiên, đây không phải là cách gọi duy nhất của ngày lễ này. Ở nhiều vùng miền, người ta sẽ có cách gọi khác nhau cho lễ hội, đó một phần là do cách thức tổ chức cũng như đón nhận ngày trung thu ở mỗi nơi. Hãy cùng đón xem tết trung thu còn được gọi với những cái tên gì nhé!

Tết đoàn viên.

Tết đoàn viên là một cách gọi khác của ngày hội trăng rằm tháng 8. Xuất phát từ ý nghĩa của ngày tết trung thu đó là các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau tụ họp sau bao ngày xa cách, mọi người được cười nói vui vẻ rộn ràng dưới ánh trăng, cùng nhau thưởng thức trà bánh, cùng lũ trẻ con nô đùa.

tet-trung-thu-04

Mỗi mùa trung thu thì mọi người đều mong muốn sự đoàn viên bên con cháu. Chính vì thế, tết đoàn viên là một ngày lễ vô cùng đặc biệt và đầy ý nghĩa.

Tết thiếu nhi.

Không chỉ vào ngày quốc tế thiếu ni 1-6 trẻ em mới được thỏa sức vui đùa mà vào dịp trung thu hằng năm, trẻ em không chỉ được vui chơi, được nhận quà bánh mà còn được thưởng thức nhiều lễ hội ý nghĩa như rước đèn ông sao, thả hoa đăng, xem múa lân… Một ngày lễ hội dành cho các bé.

tet-trung-thu-05

Chính vì thế, tên gọi tết thiếu nhi cũng xuất hiện từ đây thể hiện việc ngày lễ trung thu ra đời cũng là dành cho các bé.

Tết công trăng.

“Tết công trăng” hay lễ đón trăng là một lễ hội mà chỉ xuất hiện ở các vùng làng quê. Vào ngày rằm tháng 8 thường mặt trăng sẽ to và sáng tỏ nhất trong năm, mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ giữa sân cùng nhau vui đùa, phá cỗ cũng như đón ánh trăng sáng ngay trên đầu.

tet-trung-thu-06

Tết công trăng là một tên gọi không phổ biến nên sẽ ít người biết về nó.

Tết hoa đăng.

“Tết hoa đăng” hay lễ hội hoa đăng, lễ hội đèn trời thường xuất hiện bên Trung Quốc. Vào thời gian này mọi người cùng nhau làm những chiếc lồng đèn thật đẹp thật ý nghĩa để treo trước nhà.

tet-trung-thu-07

Không những thế, một số khác người ta thường viết những lời nguyện ước vào thả vào dòng sông hay thả lên bầu trời để những điều mong muốn có thể gửi đến những vị thần nơi xa xôi.

Tại nước ta, lễ hội hoa đăng thường không phổ biến nhưng vào ngày rằm trung thu nếu bạn muốn thưởng thức hoa đăng hãy ghé ngay phố cổ Hội An để hòa mình vào lễ hội độc đáo này nhé!

tet-trung-thu-08

Như vậy, đây là một số cách gọi khác của Tết trung thu nhưng dù có gọi tên như thế nào thì ý nghĩa của ngày rằm tháng 8 cũng không hề thay đổi. Vậy vào lễ hội trung thu mọi người sẽ cùng nhau làm gì? Tiếp tục theo dõi bài viết nhé!

Múa lân tết trung thu, lễ hội độc đáo, ấn tượng nhất.

Múa lân, múa rồng là một hoạt động đặc trưng ở mỗi dịp tết Trung Thu. Từ xưa đến nay, cứ mỗi dịp rằm tháng 8 không chỉ có có trẻ em mà đến cả người lớn cũng háo hức đón chờ những màn múa lân, múa rồng điệu nghệ và đẹp mắt, kèm theo đó là ông địa hài hước và dí dỏm luôn mang đến tiếng cười cho mọi người. Vậy múa lân có nguồn gốc từ đâu?

tet-trung-thu-09

Theo tương truyền, vào ngày rằm tháng 8, phật di lặc sẽ hóa thân thành một một ông bụng phệ, đầu hói, mặc áo dài sặc sỡ, tay cầm quạt mo, mang mặt nạ cười toe toét đang đùa giỡn chế ngự những con lân hung tợn để bảo vệ người dân.

Truyền thuyết kể rằng, từ xưa lân là một loài thú dữ tợn chuyên bắt và ăn thịt người. Cứ mỗi dịp trăng tròn nhất thì nó lại xuất hiện phá phách dân lành. Phật di lặc đã rat ay thuần hóa loài động vật này mang đến cuộc sống tốt lành và ấm no cho người ta. Từ đó, cứ vào ngày rằm tháng 8 thì lễ hội múa lân đã ra đời.

tet-trung-thu-16

Ý nghĩa của múa lân tết trung thu là mong muốn những điều may mắn và tốt lành, cầu mong bình an và hạnh phúc đến với mọi nhà.

Tạo hình của những chú lân vô cùng oai phong, đẹp mắt; ông địa thì đáng yêu, phúc hậu do đó trẻ con rất thích lễ hội múa lân.

Một vài hình ảnh lễ hội múa lân tết trung thu đẹp.

tet-trung-thu-17

tet-trung-thu-15

tet-trung-thu-14

tet-trung-thu-13

tet-trung-thu-12

tet-trung-thu-11

tet-trung-thu-10

Lễ hội rước đèn đêm rằm trung thu, trung thu là tết thiếu nhi.

Một trong những hoạt động được trẻ em mong chờ nhất ngày tết trung thu đó là lễ hội rước đèn và phá cỗ đêm rằm trung thu.

tet-trung-thu-18

Đây là một trong những hoạt động do các nhà trường, tổ đoàn kết đại diện tổ chức tạo sân chơi cho các bé có độ tuổi từ 3 – 15 tuổi. Các bé sẽ được tham gia rước đèn dưới đêm trăng, cùng xem màn biểu diễn lân sư cũng như cùng bạn bè quây quần bên mâm cỗ, được ăn bánh và được chơi đùa.

tet-trung-thu-19

Rất nhiều nơi còn tổ chức các cuộc thi vẽ tranh đề tài trung thu hay làm lồng đèn vô cùng ý nghĩa.

Với thiếu nhi thì tết trung thu không chỉ là ngày hội mà nó còn là một trong những hoạt động giúp trẻ năng động hơn, sáng tạo hơn.

Ý nghĩa những chiếc bánh trung thu, giá bánh trung thu cao cấp 2023.

Ngoài các hoạt động, trò chơi thì một điều cũng không thể thiếu trong các dịp tết trung thu đó là những chiếc bánh trung thu thơm ngon.

tet-trung-thu-20

Bánh trung thu là đặc trưng của ngày tết trung thu. Chiếc bánh có phần vỏ làm từ bột mì, phần nhân làm từ đậu xanh, đường…Bánh trung thu có 2 loại chính đó là: bánh nướng và bánh dẻo.

Vào ngày xưa, những chiếc bánh trung thu xuất hiện vào đêm trăng rằm thường là bánh ngọt có nhân thịt mỡ khá đặc trưng. Nhưng càng về sau những chiếc bánh trung thu nhiều màu sắc, mùi vị được ra đời khiến cho lễ hội đêm rằm tháng 8 ngày càng đa dạng hơn. Tuy nhiên, mùi vị chiếc bánh trung thu xưa vẫn làm cho bao người không bao giờ quên.

tet-trung-thu-21

Những chiếc bánh trung thu cũng có mức giá khá đa dạng. Các mẫu bánh trung thu thường có giá vào khoảng từ vài chục ngàn cho đến vài trăm ngàn. Một số mẫu bánh trung thu cao cấp có giá lên đến hàng triệu đồng.

tet-trung-thu-22

Bánh trung thu là món quà vô cùng ý nghĩa dành tặng con cái, bố mẹ, bạn bè hay đồng nghiệp… nhân dịp tết trung thu.

Các bài hát hay và ý nghĩa xuất hiện vào dịp tết trung thu 2023.

Chắc chắn là một lễ hội thì không thể nào thiếu được âm nhạc và những ca khúc trung thu đầy vui nhộn sẽ là món ăn tinh thần trong sử dụng trong các tiết mục văn nghệ, hoạt động rước đèn…

Dưới đây là một vài ca khúc tết trung thu hay và ý nghĩa nhất 2023.

Bài hát “ Chiếc đèn ông sao” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Lời bài hát:

”Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu. Cán đây rất dài cán cao quá đầu.

Em cầm đèn sao em hát vang vang. Đèn sao tươi màu của đềm rằm liên hoan!

Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh! Đây ánh sao vui chiếu xa sáng ngời.

Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh. Ánh sao Bác Hồ toả sáng nơi nơi!

Đây đèn ông sao sao năm cánh tươi vàng. Ánh sao sáng ngời chiếu miền non ngàn.

Đây cầm đèn sao sao chiếu vô nam. Đây ánh hoà bình đuổi xua loài xâm lăng!

Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh! Đây ánh sao vui chiếu xa sáng ngời.

Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh. Ánh sao Bác Hồ toả sáng nơi nơi.”

Có lẽ “chiếc đèn ông sao” là ca khúc mà hầu như mọi đứa trẻ đều thuộc lòng, nó quá đỗi quen thuộc và được xuất hiện trong mỗi dịp tết trung thu.

tet-trung-thu-23

Lời bài hát trong sáng, ca từ giản dị, mộc mạc, đầy niềm vui và yêu thương dành cho lứa tuổi trẻ thơ.

Ca khúc: “ Đêm trung thu”.

Lời bài hát:

”Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình

Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh

Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng

Dưới ánh trăng vàng đàn em cất tiếng hát vang.”

Một ca khúc khá ngắn gọn nhưng mang những âm hưởng vui tươi, sôi động dịp tết trung thu.

tet-trung-thu-24

Ca khúc” “Rước đèn tháng tám” nhạc sĩ Đức Quỳnh sáng tác.

Lời bài hát:

”Tết Trung Thu rước đèn đi chơi

Em rước đèn đi khắp phố phường

Lòng vui sướng với đèn trong tay

Em múa ca trong ánh trăng rằm

Đèn ông sao với đèn cá chép

Đèn thiên nga với đèn bướm bướm

Em rước đèn này đến cung trăng

 

Đèn xanh lơ với đèn tím tím

Đèn xanh lam với đèn trắng trắng

Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu

Tít trên cao dáng tròn xinh xinh

Soi xuống trần ánh sáng dịu dàng

Rằm tháng tám bóng Hằng trong sáng

Em múa ca vui đón chị Hằng

 

Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh

Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính

Em rước đèn này đến cung trăng

Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh

Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính

Em rước đèn mừng đón chị Hằng

 

Tết Trung Thu bánh quà đầy mâm

Em bé nhà ưa đứng quây quần

Đòi hạt sen bánh dẻo đầy nhân

Em muốn ăn bốn, năm ba phần

Ngọt thơm như bánh dẻo bánh nướng

Ngọt cay như mứt gừng mứt bí

Ăn mát lòng lại thấy vui thêm

Hạt dưa nghe cắn nổ lốp đốp

Người vui hoan nói cười hấp tấp

Bao tấm lòng mừng đón trăng rằm”.

Bài hát quen thuộc những dịp tết trung thu và đặc biệt sẽ càng ý nghĩa hơn vào lễ hội rước đèn. Lời bài hát gần gũi, giản dị và mang nét tinh nghịch đáng yêu của những đứa trẻ thơ.

tet-trung-thu-25

Những hình ảnh tết trung thu xưa mộc mạc đầy ý nghĩa.

Con người không mãi đứng yên mà phải tiến về phía trước. Tuy nhiên, trên con đường đó chúng ta dường như đã bỏ qua rất nhiều điều mà giờ đây chỉ là lại là kỉ niệm.

Có rất nhiều điều đẹp đẽ chỉ có thể xuất hiện trong những ngày lễ tết trung thu xưa.

Cùng nội thất Phát Bình Minh xem qua những thay đổi của tết trung thu xưa và tết trung thu nay qua bộ ảnh đặc biệt dưới đây.

tet-trung-thu-26

Ngày xưa những chiếc đèn ông sao tự làm đầy ý nghĩa

tet-trung-thu-27

Ngày nay đèn lồng hiện đại nhiều màu sắc có cả đèn nhạc

tet-trung-thu-28

Ngày xưa những chiếc mặt nạ mặt địa khá đơn giản

tet-trung-thu-29

Ngày nay trẻ em chỉ thích những chiếc mặt nạ lông vũ nghệ thuật

tet-trung-thu-30

Ngày xưa lũ trẻ tụ tập cùng nhau đón tết trung thu

tet-trung-thu-31

Ngày nay lễ tết trung thu dường như không còn đông vui như xưa

tet-trung-thu-32

Ngày xưa những chiếc bánh nướng tuy đơn giản mà đậm vị.

tet-trung-thu-33

Ngày nay bánh trung thu ngày càng đa dạng nhưng không còn vị xưa

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]